HCT trong máu là gì? Chỉ số HCT thế nào là bình thường?

HCT trong máu là gì? Chỉ số HCT thế nào là bình thường?

HCT là chỉ số để đánh giá sức khỏe của con người hay đánh giá số lượng hồng cầu trong thể tích máu toàn phần. Chỉ số máu thực sự rất quan trọng vì nó phản ánh trực tiếp đến sự bất thường của cơ thể. Vậy để hiểu rõ hơn về HCT trong máu là gì hãy cùng wbmbbiz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. HCT trong máu là gì?

Hematocrit (HCT) tỉ số giữa thể tích hồng cầu với thể tích máu toàn phần. Là phần trăm thể tích máu được chiếm bởi các tế bào máu (chủ yếu là các tế bào hồng cầu). 

HCT là tỷ lệ hồng cầu trong máu

Chỉ số này rất quan trọng trong việc đánh giá và theo dõi tình trạng mất máu, thiếu máu biểu hiện khi HCT thấp, và nghi ngờ phổi, tim mạch hoặc đa hồng cầu khi HCT cao.

Vì HCT đo tỷ lệ phần trăm hồng cầu trong máu, sự tăng hoặc giảm tương đối của các thành phần máu khác có thể làm cho kết quả hematocrit bất thường ngay cả khi số lượng hồng cầu bình thường.

Vậy nên việc thực hiện xét nghiệm hct trong máu là một phần của xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh CBC. Mà CBC là xét nghiệm thông dụng để đo các thành phần như hồng cầu, tiểu cầu,…giúp bác sĩ phát hiện ra tình trạng bệnh ảnh hưởng đến máu hoặc tủy xương.

II. Chỉ số HCT thế nào là bình thường?

Cách đọc tỷ lệ HCT trong máu

Những người khác nhau có mức HCT khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của họ. Dưới đây là thông tin về HCT trong giới hạn bình thường. Cụ thể chỉ số này ở từng đối tượng sẽ là:

  • Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số HCT đạt 45% – 61% là bình thường. 
  • Chỉ số HCT bình thường ở trẻ nhỏ sẽ là 32% – 42%.
  • Đối với nam giới, chỉ số HCT bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 41% – 50%. 
  • Với nữ giới, chỉ số HCT được đánh giá là bình thường khi đạt 36% – 44%. 

III. Ý nghĩa của chỉ số HCT trong máu

1. HCT giảm thấp

HCT hematocrit thấp hơn bình thường cho thấy thiếu máu. Nguyên nhân của giá trị HCT thấp bao gồm:

  • Chấn thương, chảy máu trong, loét … gây mất máu
  • Các tế bào hồng cầu bị phá hủy (bệnh hồng cầu hình liềm, lách to).
  • Chế độ ăn hàng ngày thiếu các chất như sắt, axit folic và vitamin B12.
  • Mức độ ung thư, suy tủy xương hoặc dùng nhiều thuốc tây làm giảm lượng hồng cầu.
  • Dư thừa nước trong cơ thể do uống quá nhiều nước hoặc sử dụng quá nhiều chất lỏng truyền tĩnh mạch.
  • Bệnh thận
  • Rối loạn tủy xương
  • Đau tủy hoặc các bệnh ung thư khác di căn đến tủy,…

2. HCT tăng cao

Cho biết tỉ lệ hồng cầu trong máu cao hơn trung bình. Đặc biệt là so với các yếu tố ảnh hưởng như giới tính, tuổi tác, môi trường sống thiếu oxy, phụ nữ mang thai. 

HCT cao có thể là nguyên nhân do bệnh tim bẩm sinh gây ra

Nếu chỉ số HCT trên 55% thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh mạch máu não.

Nguyên nhân của hematocrit cao bao gồm:

  • Cơ thể bị mất nước. 
  • Thiếu oxy, hút thuốc và xơ phổi do sống ở độ cao. 
  • Bệnh tim bẩm sinh. 
  • Bệnh đa hồng cầu do tủy xương sản xuất quá mức hồng cầu hoặc tăng hồng cầu không rõ nguyên nhân.
  • Khó thở khi ngủ
  • Hút thuốc
  • Ngộ độc carbon monoxide
  • Sử dụng testosterone
  • Sống ở nơi có độ cao.

IV. Khi nào cần kiểm tra HCT trong máu?

Các bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm hematocrit để xem liệu số lượng hồng cầu của một người có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Chỉ số hematocrit thường là một phần của công thức máu hoàn chỉnh để kiểm tra các thông số như:

  • Số lượng tế bào máu. 
  • Huyết sắc tố. 
  • Hematocrit
  • Tế bào bạch cầu. 

Các bác sĩ cũng thu thập thông tin về giới tính và tuổi của một người để chẩn đoán một số tình trạng liên quan đến máu, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. 

Hematocrit cũng được sử dụng để đánh giá tác động của hóa trị liệu trên tủy xương ở bệnh nhân ung thư.

V. Cách giữ ổn định chỉ số HCT

Bổ xung sắt vào chế độ ăn hằng ngày giúp HCT ổn định

Để HCT trở về bình thường thì đầu tiên cần xác định được nguyên nhân gây tăng hoặc giảm HCT trong máu, đồng thời áp dụng phương pháp điều trị. Bên cạnh đó bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như: 

  • Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp chất dinh dưỡng và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, tránh những thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất dinh dưỡng. Bổ xung những thực phẩm nhiều sắt như thịt đỏ, gan bò, gan gà, cá,…
  • Ngoài ra, duy trì một lối sống lành mạnh, chẳng hạn như tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục là cách tốt nhất để rèn luyện sức khỏe, ngoài ra nó còn giúp bạn cảm thấy tốt hơn và hạnh phúc hơn, đồng thời tránh được những thói quen xấu như thức khuya, ngủ đủ giấc, hút thuốc, uống rượu,…

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hct trong máu là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn khi tìm hiểu về chỉ số hct. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!